VẾ ĐỐI HAI
nghĩa.
Năm bà Ðoàn thị Ðiểm 25 tuổi (1730) thì thân phụ mất ở nơi dạy học. Bà cùng mẹ và anh đưa linh cửu về quê mai táng; rồi đó ba mẹ con lại tới ngụ cư ở làng Võ Ngại, huyện Ðường Hào (Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.
Bấy giờ, bà Ðiểm thường thay anh trong việc thù tiếp các tân khách. Bà vốn là cô gái tài sắc, lại giỏi về khoa giao tiếp, nên tiếng tăm bà lừng lẫy khắp nơi. Người ta đồn rằng: khi bà Ðiểm giúp anh tiếp khách, tuy "dâng rau muối mà hơn cả trân tu". Do đó khách đến thăm anh bà đã nhiều, mà những khách "phong lưu công tử" đến để dòm ngó bà cũng lắm.
Khi ấy có hoàng giáp Vũ Diệm, người làng Thổ Vượng (Hà tĩnh) với các bạn là tiến sĩ Nhữ Ðình Toản ở xã Hoạch Trạch (Hải dương) và tiến sĩ Nguyễn Công Thái ở làng Kim Lũ (Hà Ðông) cùng kéo nhau đến nhà bà Ðiểm. Các "thầy giám" được bà Ðiểm tiếp đãi rất lịch sự, bà cho người bưng khay trầu ra mời, trên khay có để một bức hoa tiên viết một câu đối:
Ðình tiền thiếu nữ khuyến tân lang.
Hai chữ thiếu nữ ở đây có hai nghĩa: "gió nhẹ" hoặc "cô gái". Hai chữ tân lang là "cây cau" thì đồng âm với hai chữ tân lang là "chàng rể". Bởi vậy, vế đối cũng có thể hiểu theo hai nghĩa. Một là: trước sân có gió thoảng phất cây cau. Một là: trước sân có cô gái mời chàng rể.
Các thầy đọc xong vế đối, rồi sáu mắt ngó nhau, chẳng ai đối lại được. Thế là trầu cũng chẳng kịp ăn, ý định chòng ghẹo cũng tiêu tan hết; các thầy đành nhã nhặn gửi lời chào bà chủ rồi vội vã rút lui...
Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng Netcodo
Ðiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri@netcodo.vnn.vn
Email Internet: netcodo@hue.vnn.vn